Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2015

Lợi ích từ mô hình trồng xen canh sầu riêng trong vườn cà phê

Lợi ích từ mô hình trồng xen canh sầu riêng trong vườn cà phê Vài năm gần đây, người dân xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp - Đắk Nông) đã đưa cây sầu riêng vào trồng xen trong vườn cà phê và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.   Cách đây 5 năm, với gần 4 ha cà phê, mỗi năm gia đình ông Lê Văn Quang chỉ thu hoạch được khoảng 8 tấn, giá cả lại biến động thất thường nên hiệu quả kinh tế chưa thật sự cao. Năm 2010, nhận thấy mô hình trồng xen sầu riêng trong vườn cà phê ở một số nơi mang lại kết quả khá cao nên ông Quang đã mạnh dạn làm theo. Ông tìm mua các giống sầu riêng có chất lượng như Ri6, các giống “cơm vàng, hạt lép” để trồng xen trong 4 ha cà phê. Mô hình trồng cây sầu riêng xen trong vườn cà phê của gia đình ông Quang   Bên cạnh đó, ông tiếp tục đầu tư chăm sóc vườn cà phê theo đúng quy trình kỹ thuật. Kết quả, 2 năm trở lại đây, mỗi năm gia đình ông Quang thu hoạch khoảng 20 tấn cà phê, 50 tấn sầu r

Phòng trừ sâu đục thân hại lúa

Phòng trừ sâu đục thân hại lúa ­­Sâu đục thân gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và tuổi phát dục của sâu. Lúa từ thời kỳ mạ đến lúc trỗ bông đều có thể bị hại.   Bướm và nhộng sâu đục thân gây hại lúa Hà Nội có trên 1.500 ha lúa nếp cái hoa vàng, tập trung tại các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Oai… Đây là giống phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, chỉ gieo cấy được trong vụ mùa. Nếp cái hoa vàng là giống bản địa chất lượng cao, chịu thâm canh, chống đổ khá, chống chịu bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá, rầy nâu trung bình, dễ bị sâu đục thân, thời gian sinh trưởng 150 - 155 ngày. Hiện tại lúa đang trong giai đoạn phân hóa đòng, dự kiến trỗ từ ngày 5 - 10/10. Để đảm bảo hiệu quả công tác phòng trừ sâu đục thân hại lúa, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội giới thiệu đặc điểm hình thái, triệu chứng gây hại, quy luật phát sinh và biện pháp phòng trừ như sau: Triệu chứng Sâu đục thân gây hại biến đổi tùy theo giai đo

Cây đinh lăng dễ trồng, dễ bán

Cây đinh lăng dễ trồng, dễ bán Được coi là "nhân sâm của người nghèo", cây đinh lăng đã và đang tạo ra thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Diện tích cây đinh lăng đang được mở rộng Những năm gần đây, nhận thấy giá trị kinh tế của cây đinh lăng, nhiều người dân trong tỉnh đã đưa loại cây vốn chỉ để làm cảnh này vào trồng hàng loạt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Nguyễn Trung Vương ở xã Hồng Phong là một trong những người tiên phong trồng đinh lăng đại trà ở huyện Nam Sách. Do đang làm việc tại Công ty CP Dược - Vật tư y tế Hải Dương nên anh nắm bắt được nhu cầu sử dụng đinh lăng làm thuốc ngày càng cao. Năm 2012, anh thuê 1 ha đất tại địa phương để trồng thử nghiệm giống cây này. Anh Vương cho biết: "Không giống như những loại cây khác, đinh lăng dễ trồng, chỉ phải vất vả 5 tháng đầu chăm sóc liên tục cho cây phát triển ổn định còn thời gian sau cứ 3 tháng mới phải chăm sóc một lần. Tuy nhiên, giống câ

Miền Tây nhức nhối nạn đầu độc cây trồng, vật nuôi để trả thù

Miền Tây nhức nhối nạn đầu độc cây trồng, vật nuôi để trả thù (CAO) Gần một năm đề nghị chính quyền địa phương tìm lời giải đáp về việc hàng trăm cây dừa đột ngột chết, người dân xã Tân Bình (huyện Càng Long, Trà Vinh) vẫn chưa có lời giải đáp.   Trao đổi với chúng tôi, họ khẳng định dừa chết là do có kẻ xấu thuốc chết. Thực trạng trên đang trở thành nỗi lo củamột bộ phận người dân ở miền Tây Nam Bộ. Để giải quyết mâu thuẫn, một số đối tượng âm thầm tìm cách thuốc cây trồng, vật nuôi chết để trả thù.   DỪA HÉO, TÔM CHẾT Tìm đến Trạm liên lạc Báo CATP tại Cần Thơ, bà Nguyễn Thị Danh (ngụ ấp An Định Cầu, xã Tân Bình) cho biết, gần một năm nay 8 hộ dân địa phương khiếu nại đề nghị xử lý đối tượng thuốc dừa nhưng chưa được trả lời. “Hơn 200 cây dừa từ 5 đến 10 tuổi bị kẻ xấu thuốc chết. 8 hộ dân thay phiên nhau khiếu nại nhưng đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra hung thủ” - bà Danh bức xúc cho biết. Khoảng tháng 11-201

Tỷ phú trồng bưởi ở Bàu Hàm

Tỷ phú trồng bưởi ở Bàu Hàm Gần 70 tuổi, lão nông Lầu Mộc Sáng (xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom) vẫn chưa tính tới việc nghỉ ngơi. Ngày ngày, ông vẫn bận rộn tổ chức mọi hoạt động sản xuất và tính toán đầu ra ổn định cho vườn bưởi da xanh ruột hồng khoảng 5 hécta đang cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. * Chọn cây trồng đúng Ông Lầu Mộc Sáng kể: “Từ nhỏ tôi đã theo cha mẹ làm nông. Lớn lên cũng lập nghiệp từ mảnh đất ông cha mẹ để lại. Tôi cũng trải qua giai đoạn thử nghiệm rồi chặt bỏ nhiều loại cây trồng, từ điều, cà phê, tiêu…”. Qua quá trình chọn lọc, ông quyết định gắn bó lâu dài với cây bưởi da xanh ruột hồng. Theo ông Sáng, thổ nhưỡng vùng đất đá này rất phù hợp cho cây bưởi phát triển. Xét về chất lượng, trái bưởi đất Bàu Hàm này có thể tự hào đứng chung với những vùng đất nổi tiếng có bưởi ngon trên đất Đồng Nai và nhiều tỉnh, thành khác. Ông Lầu Mộc Sáng giới thiệu vườn bưởi của gia đình. Ảnh: B.Nguyên Dẫn chú

Vì sao năng suất, chất lượng mía giảm?

Vì sao năng suất, chất lượng mía giảm? Thu hoạch mía bằng phương pháp thủ công khiến năng suất, chất lượng giảm. Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, so với vụ trước, vụ mía 2014-2015, tổng diện tích mía của 41 nhà máy đã ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm với các địa phương chỉ còn hơn 255 nghìn ha, giảm gần 11 nghìn ha; năng suất đạt 56 tấn/ha, giảm 4 tấn/ha và chữ đường bình quân cũng thấp hơn gần 0,1 CCS. Lúng túng trong tạo, chọn giống Đi tìm nguyên nhân khiến cây mía giảm năng suất và chất lượng, Viện trưởng Nghiên cứu mía đường Cao Anh Đương cho biết: Trước hết, do việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) vào sản xuất tại các địa phương chậm và không đồng bộ. Là đơn vị nòng cốt về nghiên cứu và chọn, tạo giống mía, từ năm 1986 đến nay, Viện đã đề nghị công nhận được 46 giống mía mới, nhưng hiện vẫn còn 34 giống lưu hành trong sản xuất, chiếm 62% diện tích mía cả nước. Năm năm gần đây, đã có

Cam, quýt bị sâu bệnh, thiệt hại lớn cho người dân Quang Thuận

Cam, quýt bị sâu bệnh, thiệt hại lớn cho người dân Quang Thuận Hơn 50% diện tích cam, quýt ở Quang Thuận già cỗi, năng suất giảm.   NDĐT - Cam, quýt xã Quang Thuận, thuộc huyện Bạch Thông (Bắc Cạn), được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý và là cây giảm nghèo, làm giàu cho nhân dân. Tuy nhiên, nhiều diện tích bị già cỗi, sâu bệnh gây chết cây đang làm cho người dân lo lắng. Xã Quang Thuận có gần 550 ha cam, quýt, vào vụ thấy cam, quýt lúc lỉu trên các sườn đồi, địa bàn xã tấp nập cảnh mua, bán quýt. Hằng năm, nông dân trong xã thu hái khoảng ba nghìn tấn quả, mang lại nguồn thu nhập khoảng 30 tỷ đồng, số tiền rất lớn đối với một xã miền núi, chủ yếu là người dân tộc thiểu số như Quang Thuận. Tuy vậy, hai, ba năm trở lại đây, hàng loạt diện tích cam, quýt bị nhiễm các loại sâu bệnh nấm thối rễ, sâu đục cành, vàng lá... dẫn đến rụng quả, chết cây nên nông dân rất lo lắng. Phó Chủ tịch UBND xã Quang Thuận Hà Minh Khoa cho biết: “D

4 loại cây trồng mùa thu có hoa chơi dịp Tết

4 loại cây trồng mùa thu có hoa chơi dịp Tết   Cuối thu đầu đông là khoảng thời gian tuyệt vời nhất để bắt đầu trồng hoa cảnh có nhiều loại cho hoa chơi dịp Tết. Cuối thu đầu đông là khoảng thời gian tuyệt vời nhất để bắt đầu trồng hoa cảnh, trong đó có hoa thủy tiên. Trên thị trường, giá củ hoa thủy tiên đã được bán với giá 45.000 -50.000 đồng/củ. Những thân cây tròn xanh mập mạp, xanh mướt mắt vươn lên mạnh mẽ chỉ sau vài tuần lễ. Thông thường, mỗi chậu thủy tiên có từ 3-4 củ. Sau khoảng 6 tuần chúng có thể ra hoa nếu bạn chăm sóc tốt. Thủy tiên cần nguồn nước sạch để sinh trưởng. Thời điểm mát mẻ, nhiệt độ từ 20 độ C sẽ thích hợp mua củ Tulip về trồng. Đây là loại cây ưa râm mát, hợp với đất thịt, giàu dinh dưỡng, pH từ 6.5-7.   Trên thị trường, củ tuylip được rao bán với giá 40.000 -50.00

Cách chăm sóc rau mùa mưa tươi xanh, không bị úng rễ

Cách chăm sóc rau mùa mưa tươi xanh, không bị úng rễ Trong mùa mưa diện tích trồng rau bị thu hẹp do thời tiết không thuận lợi, mưa kéo dài gây ngập úng, sâu bệnh dễ phát sinh, nhất là đối với nhóm rau ăn lá. Bên cạnh đó, mùa mưa rau thường khó sản xuất, hay bị dập lá, năng suất thu hoạch rau thấp. Vì vậy, để trồng rau trong mùa mưa đạt hiệu quả cần lưu ý một số cách chăm sóc rau hiệu quả sau đây. Mùa mưa rau rất dễ sâu bệnh nên cần nắm vững cách chăm sóc rau đúng cách Công tác làm đất trước khi trồng rau Do mưa nhiều nên lượng nước mưa tạo dòng chảy hay gây ngập úng cục bộ, cần chú ý chọn vị trí trồng rau nơi gò cao thoát và tiêu nước tốt, nều trồng nơi đất bằng phẳng thì nâng luống cho đất cao khoảng 20-25 cm, kết hợp với việc đào mương thu và thoát nước kịp thời khi mưa lớn. Đa số rau trồng có bộ rễ ăn sâu dưới đất từ 10-15 cm nên khi nước ngập sẽ làm thối nhũn bộ rễ rau. Chọn loại rau trồng phù hợp với thời tiết Vào mùa mưa sẽ ít ánh nắng mặt tr

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 14 - 20/9)

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 14 - 20/9)     Tại các tỉnh phía Bắc, chuột tiếp tục phát sinh, hại nặng những vùng gần gò bãi, mương máng, khu vực gần làng 1. Trên lúa a) Các tỉnh phía Bắc - Sâu cuốn lá nhỏ: Tiếp tục gây hại làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa mùa muộn tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa; đặc biệt những diện tích có mật độ sâu cao không được phun trừ hoặc phun trừ không đảm bảo. - Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục gây hại trên giống nhiễm giai đoạn trỗ, chín sữa. Mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ, có xu hướng giảm về diện tích (do một số địa phương đã thu hoạch xong). Cần theo dõi chặt và phòng trừ kịp thời. - Sâu đục thân hai chấm: Trứng nở, sâu non tiếp tục gây bông bạc trà lúa trỗ từ giữa tháng 9 trở đi, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Bắc bộ. - Chuột tiếp tục phát sinh, hại nặng những vùng gần gò bãi, mương máng, khu vực gần làng. Đối với khu vực Bắc Trung bộ, chuột sẽ dồn mật độ trên lúa mùa giai đoạn

Hà Nội đầu tư gần 600 tỷ đồng vào nông nghiệp công nghệ cao

Hà Nội đầu tư gần 600 tỷ đồng vào nông nghiệp công nghệ cao TP - UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp với tỷ lệ 1/500.   (Ảnh minh hoạ) Tổng mức đầu tư dự toán sơ bộ để thực hiện dự án khoảng 588 tỷ đồng, trong đó huy động xã hội hóa khoảng 122 tỷ đồng; ngân sách thành phố khoảng 466 tỷ đồng. Khu đất nghiên cứu lập quy hoạch rộng 9,9ha có các khu chức năng chính gồm: Đất khu nghiên cứu ứng dụng, trình diễn sản xuất giống nuôi cấy mô và trồng rau, hoa, quả công nghệ cao; khu nghiên cứu ứng dụng nuôi trồng thủy sản công nghệ cao; khu lưu giữ truyền thống nông nghiệp Hà Nội... Dự kiến, sau 5 năm (2015 - 2019), dự án sẽ hình thành một trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và triển khai các hoạt động giới thiệu, quảng bá m

450 triệu USD trồng 19 ngàn ha sâm Ngọc Linh

450 triệu USD trồng 19 ngàn ha sâm Ngọc Linh   Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa đồng ý với đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) đến năm 2030. Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam lựa chọn danh mục, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án thuộc Đề án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh Quảng Nam, trong đó ưu tiên đầu tư vào các nội dung thiết yếu không có khả năng xã hội hóa, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định theo quy định. Trước đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã có công văn gửi Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ để đăng ký quyền quản lý chỉ dẫn địa lý sản phẩm sâm Ngọc Linh - Panax vietnamensis Ha et Grushv (tức là xin đăng ký bảo hộ thương hiệu sâm Ngọc Linh - Quảng Nam). Đề án phát triển cây sâm Việt Nam có tổng nguồn kính phí đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng, tương đương 450 triệu USD để phát triển vùng sâm chuyên canh 1

Quýt đường và dưa hấu ở Hậu Giang hút hàng, giá tăng cao

Quýt đường và dưa hấu ở Hậu Giang hút hàng, giá tăng cao Quýt đường Hậu Giang. (Nguồn: haugiang.gov.vn) Trong những ngày qua, hai loại trái cây được người tiêu dùng ưa chuộng là quýt đường và dưa hấu ở Hậu Giang đang hút hàng, giá tăng cao. Cụ thể, giá quýt đường bán trên thị trường lên đến 50.000 đồng/kg, dưa hấu từ 8.000-10.000 đồng/kg; giá bán tại rẫy khoảng 6.000 đồng/kg, với giá này hai loại trái cây này tăng gần nhiều lần so với chính vụ. Nhiều nhà vườn cho biết với mức giá này người trồng quýt đường cho thu nhập khoảng 500 triệu đồng/ha, còn đối người trồng dưa hấu sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 70 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, hiện nhà vườn không còn nhiều quả chín đế bán, do diện tích quýt đường trái vụ; còn diện tích dưa hấu giảm nhiều, vì những vụ trước sản xuất không lãi, nhà vườn chuyển sang trồng cây, con khác. Khác hẳn với trước đây, tuy giá cả một số loại trái cây đang tăng cao từng ngày nhưng nhà vườn Hậu Giang không mấy quan tâm.

121,5ha lúa hè thu bị sâu bệnh hại

121,5ha lúa hè thu bị sâu bệnh hại Theo tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT, phần lớn diện tích lúa hè thu đang bước vào giai đoạn làm đòng, chín sữa. Do tác động xấu của thời tiết nên nhiều diện tích lúa bị sâu, bệnh gây hại.     Cụ thể, rầy nâu gây hại trên 15,8ha lúa tại các huyện Đông Hòa, Tây Hòa và Phú Hòa với mật độ từ 750 đến 3.000con/m2. Rầy lưng trắng đang gây hại 1,5ha lúa tại huyện Phú Hòa với mật độ từ 800 đến 1.400con/m2. Bệnh lem thối hạt gây hại khoảng 20,5ha lúa tại huyện Đồng Xuân với tỉ lệ hại từ 6 đến 10% hạt. Bệnh khô vằn phát sinh trên 83,7ha lúa với tỉ lệ bệnh từ 10 đến 22% dảnh, tập trung ở các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Tuy An và Tây Hòa. Ngoài ra, nhiều diện tích đồng còn xuất hiện một số sâu gây hại như: sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié, bọ xít dài… Ngành NN-PTNT khuyến cáo, thời gian tới, rầy nâu và rầy lưng trắng có thể sẽ tiếp tục gây hại trên các diện tích đồng có mật độ sạ dày, bón thừa đạm; bệnh lem thố

Bộ Nông nghiệp siết chặt quản lý chất cấm trong chăn nuôi

Bộ Nông nghiệp siết chặt quản lý chất cấm trong chăn nuôi Việc sử dụng chất cấm đối với lợn, bò đang gia tăng tại các địa phương phía Nam, đặc biệt là chất tạo nạc. Ngày 7/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu c hủ tịch UBND các tỉnh chỉ đạo đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chủ yếu là chất Salbutamol (chất tạo nạc), tại các địa phương. Bộ yêu cầu Đoàn thanh tra cần kiểm tra tại nơi  sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; đặc biệt là cơ sở gia công, tự phối trộn các loại premix, thuốc thú y, thức ăn bổ sung. Lấy  mẫu thịt, gan, thận, nhất là nước tiểu của các loại lợn, bò thịt trước khi giết mổ ở các lò và mẫu thực phẩm ở chợ. Thịt heo là loại thực phẩm bị nhiều thương lái sử dụng chất cấm. Ảnh:   Hồng Châu. Bộ cũng yêu cầu các địa phương xử lý thật mạnh tay các vi phạm . "Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không chỉ vi phạm pháp

Niên vụ thứ ba mất mùa, sản lượng cà phê có khả năng giảm 20%

Niên vụ thứ ba mất mùa, sản lượng cà phê có khả năng giảm 20% Sản lượng cà phê giảm do các tỉnh vùng trọng điểm cà phê như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai bị hạn nặng, kéo dài khiến hàng chục nghìn ha càphê bị thiếu nước tưới chết khô. Theo Hiệp hội Cà phê cacao Việt Nam, sản lượng cà phê niên vụ 2015-2016 có khả năng giảm từ 20% trở lên so với kế hoạch. Niên vụ 2015-2016 là niên vụ thứ ba liên tiếp cây cà phê bị mất mùa, gây thiệt hại lớn đối với các nông hộ và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân giảm sản lượng được cho là do từ đầu niên vụ, các tỉnh vùng trọng điểm cà phê như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai bị hạn nặng, kéo dài khiến hàng chục nghìn ha càphê đang trong thời kỳ kinh doanh bị thiếu nước tưới chết khô hoặc khô cành, khó khăn trong việc chăm sóc phục hồi. Tại tỉnh Đắk Lắk, nơi có diện tích cà phê nhiều nhất nước, trên 204.500ha, mùa khô vừa qua có 47.835ha càphê bị thiếu nước tưới làm chết khô hoặc

Mẹo trồng cây không cần sân vườn cho nhà chật

Mẹo trồng cây không cần sân vườn cho nhà chật Tận dụng thùng gỗ, lưới treo hay túi đựng giày là một trong vô số cách sáng tạo giúp bạn tạo lập khu vườn rau xanh cho gia đình mà không cần đến sân vườn hay ban công rộng rãi. Không có gì thoải mái và an toàn hơn là tự trồng được cây quả cho nhu cầu ăn uống của gia đình. Nhưng khó khăn ở chỗ là nhiều gia đình yêu cây xanh lại không có khoảng sân vườn trống để thực hiện được mong muốn đó. Nếu bạn đang rơi vào trường hợp như trên, thì đây là một số những những ý tưởng đặc biệt dành riêng cho phần hiên nhà và ban công chật hẹp, thêm cả ý tưởng trồng cây trong nhà nếu như không gian sống của bạn cũng không có cả hai không gian trên.   Tận dụng thùng rượu gỗ           Thùng rượu bỏ đi có thể sử dụng làm mảnh đất trồng nhỏ cho các loại rau sạch của gia đình.   Thùng rượu gỗ bỏ đi sẽ rất lãng phí bởi nó có thể làm được nhiều điểu hữu dụng hơn nữa. Trồng cây xanh l