Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2017

Trồng hẹ cho thu nhập ổn định

Trồng hẹ cho thu nhập ổn định Cây hẹ là một loại rau vừa cho lá để ăn vừa có thể dùng làm thuốc. Bên cạnh đó, đặc tính của hẹ dễ trồng và ít phải chăm sóc, vốn đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn các loại rau ăn lá khác, gieo trồng một lần có thể thu hoạch nhiều lần, cây phát triển xanh tốt quanh năm. Với 2.000m2 trồng hẹ, mỗi năm vợ chồng chị Nguyễn Thị Loan thu hoạch từ 7-8 lứa, sau khi trừ chi phí cho thu lãi đạt từ 80 – 100 triệu đồng. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền – TTXVN Với đặc điểm tự nhiên đất thịt pha cát, tơi xốp nên người nông dân tại thôn Hội Cát, xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã lựa chọn hẹ là cây rau chính để phát triển kinh tế vườn hộ, tăng thu nhập cho gia đình. Trước đây, hầu như nhà nào ở thôn Hội Cát cũng có một khoảng đất nhỏ trồng cây hẹ, thường chỉ đủ trong gia đình dùng mà chưa chú ý nhiều đến hiệu quả kinh tế. Từ năm 2014, khi cả xã Thạch Long cùng vào cuộc chung tay xây dựng nông thôn mới, tập trung lựa chọn cây trồng, rau màu có

Sản lượng lúa tăng lên, nhưng thu nhập nông dân... giảm đi

Hội nghị đã thông tin về tình hình thực hiện đề án liên kết tiểu vùng ĐTM của 3 tỉnh (Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp), định hướng phát triển và cơ chế chính sách kêu gọi đầu tư của tiểu vùng, tạo điều kiện cho nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã kết nối với nhà phân phối sản phẩm trong và ngoài tỉnh, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời,  các nghiên cứu góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp các địa phương, tìm kiếm giải pháp hình thành chuỗi cung ứng, giới thiệu sản phẩm đặc trưng, nhất là sản phẩm ứng dụng công nghệ cao.   Sản xuất lúa ở vùng Đồng Tháp Mười  Tại hội nghị, TS Đặng Kiều Nhân - Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (Đại học Cần Thơ) cho biết, thời gian qua các tỉnh trong tiểu vùng ĐTM đã phát triển hệ thống hạ tầng thủy lợi, ứng dụng công nghệ - khoa học vào sản xuất lúa mang lại thành tựu đáng kể về nông nghiệp. Nhưng nhìn chung lợi nhuận và thu nhập từ sản xuất lúa c

Tôm nuôi sáng giá ở ĐBSCL

Tôm nuôi sáng giá ở ĐBSCL Khi cây lúa không còn thống trị ở “ngôi vương” tại vựa lúa ĐBSCL thì thủy sản chính là ứng cử viên số 1. Trong đó, con tôm nuôi nước lợ là sáng giá nhất do thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Năm nay, người nuôi tôm tại ĐBSCL thắng lớn với diện tích, sản lượng tăng mạnh và giá cả đầu ra luôn duy trì ở mức cao.   Tăng tốc Tâm trạng chung của phần lớn nông dân nuôi tôm ở các tỉnh ven biển ĐBSCL năm nay đều rất phấn khởi. Do tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, tôm thu hoạch vừa trúng mùa, vừa trúng giá. Giá tôm nguyên liệu luôn duy trì ở mức cao là yếu tố quan trọng thúc đẩy người nuôi mạnh dạn đầu tư. Nuôi tôm công nghệ cao giúp nông dân thả nuôi được vụ nghịch, kể cả trong điều kiện không thể lấy được nước mặn từ biển. (Ảnh: Thắng Ngọc) Tại tỉnh Kiên Giang, với các hình thức thả nuôi gồm: thâm canh công nghiệp, quảng canh - quảng canh cải tiến và tôm – lúa, chỉ trong 10 tháng đầu năm đã đạt 116.675 ha, vượt 3,3% so vớ

Nông dân lo lắng vì cà phê được mùa nhưng mất giá

Những vườn   cà phê   ở Bình Phước đang bước vào thời kỳ thu hoạch đỉnh điểm. So với mọi năm thì vụ mùa năm nay sản lượng cà phê tăng hơn rất nhiều. Tuy nhiên trên các vườn rẫy, người trồng cà phê phải hối hả thu hoạch trong nỗi lo cà phê rớt giá mạnh.  Nông dân vội vàng thu hoạch cà phê ở Bình Phước Giá giảm từng ngày Theo người dân trồng cà phê ở Bình Phước, thời điểm đầu mùa vụ, giá cà phê luôn ổn định ở mức cao khiến bà con không khỏi trông đợi vào một vụ cà phê hiếm hoi được mùa, được giá để cứu vãn phần nào chi phí đầu tư sau một vụ mùa thất bát. Thế nhưng, thời điểm hiện tại, giá cà phê đang dần đi xuống, thậm chí còn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Tâm trạng chung của phần lớn người trồng cà phê ở Bình Phước là bất an, lo lắng vì năm nào cũng vậy, họ thường không làm chủ được thị trường và giá cả sau mỗi mùa thu hoạch. Được mùa mất giá là điệp khúc thường xuyên mà người nông dân trồng cà phê ở Bình Phước thường phải đối mặt. Vụ mùa năm nay, giá cà phê xuống

Trồng gòn chỉ bán cây, không bán trái, sau bão 12 cây lại hút hàng

Trồng gòn chỉ bán cây, không bán trái, sau bão 12 cây lại hút hàng Anh Nguyễn Văn Tính, xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành (Tây Ninh) cho biết, gia đình anh đầu tư trồng gòn là do tìm hiểu thị trường, biết được người dân khu vực Tây Nguyên cũng như một số người dân trên địa bàn tỉnh có nhu cầu mua cây gòn về để làm trụ trồng tiêu. Sau bão số 12, nhiều người cho rằng, cây gòn của anh Tính trồng sẽ hút hàng. Cách đây 3 năm, anh Nguyễn Văn Tính, ngụ ấp Long Châu, xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành (Tây Ninh) cùng người thân trong gia đình đã mang giống cây gòn về trồng trên một diện tích lớn. Việc trồng cây gòn khiến nhiều người dân xung quanh bất ngờ, bởi từ trước đến nay, cây gòn chỉ được trồng rải rác ở các hộ dân và mục đích chính vẫn là bán trái gòn, lợi nhuận không cao.   Anh Nguyễn Văn Tính bên vườn cây gòn của gia đình. Anh Tính cho biết, gia đình anh đầu tư trồng gòn là do tìm hiểu thị trường, biết được người dân khu vực Tây Nguyên cũng như một số người dân trê

Làm giàu ở nông thôn: Trồng cam trên đất dốc, vất vả nhưng có tiền tỷ

Làm giàu ở nông thôn: Trồng cam trên đất dốc, vất vả nhưng có tiền tỷ Sau 14 năm nằm gai nếm mật, với nhiều thất bại, cuối cùng ông Phạm Bá Tiến đã thành công, với trang trại 2.000 gốc cam Cao Phong, bưởi da xanh trên đất dốc. Trang trại đã đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm cho gia đình ông Tiến, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên... Tiên phong đưa cây cam về đất khó Năm 2003, sau khi đi thăm một số vùng trồng cam nổi tiếng dưới xuôi về, ông Tiến quyết định đưa cây cam về trồng trên đất Điện Biên. Nhưng chọn giống cam nào để phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Điện Biên mà lại cho chất lượng tốt là điều mà ông Tiến luôn trăn trở.   Chất lượng, mẫu mã cam của ông Tiến trồng rất ngon, được khách hàng nhiều nơi đặt mua “Tôi phải về Trung tâm giống cây trồng, Học viện Nông nghiệp nhờ các kỹ sư nông nghiệp tư vấn cách chọn giống. Giống cam Cao Phong được tôi lựa chọn nhưng những năm đầu do kinh nghiệm chăm sóc cam còn hạn chế, cam ra quả í

Bão số 12 có thể mạnh nhất năm nay, HS đồng loạt nghỉ học

Bão số 12 có thể mạnh nhất năm nay, HS đồng loạt nghỉ học Bão số 12 có thể là cơn bão mạnh nhất trong năm nay, khi đổ bộ vào Nam Trung Bộ vẫn mạnh cấp 11-12, giật cấp 15. Lúc 18h chiều nay, bão số 12 (tên quốc tế là Damrey) còn cách bờ biển Phú Yên-Khánh Hòa-Ninh Thuận khoảng 270km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (115-135km/h), giật cấp 15. Những giờ tới, bão di chuyển chậm lại theo hướng Tây với tốc độ 15km/h. Đến sáng sớm mai, bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ nam Phú Yên đến bắc Bình Thuận và giữ nguyên sức gió 11-12, giật cấp 15. Cơ quan dự báo đánh giá đây là cơn bão mạnh, nên nâng mức cảnh báo nguy hiểm tại 3 tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận lên cấp 4 (sau cấp thảm hoạ). Bão số 12 sẽ đổ bộ Nam Trung Bộ vào sáng sớm mai. Ảnh: NCHMF Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Thanh Hải, Phó TGĐ Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia nhận định, đến thời điểm này bão số 12 có thể là cơn bão mạnh nhất trong năm nay. Ông Hải cho biết, so với