Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2016

Bí kíp làm giàn nho tím kiếm bạc triệu

Bí kíp làm giàn nho tím kiếm bạc triệu Trồng nho tím không những giúp tăng thêm thu nhập mà còn giảm công lao động, giảm chi phí đầu tư cho nông dân. Anh Thạch Vũ Vương ( Phú Nhuận, xã Phước Thuận, Ninh Phước, Ninh Thuận) là một nông dân tiên phong chuyển đổi thành công từ giống nho đỏ sang giống nho tím. Hiện tại, vườn nho tím của gia đình anh Vương là một điểm đến lý tưởng cho các nông dân, chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học đến tham quan học tập nắm bắt kinh nghiệm. Anh Vương thu bạc triệu nhờ giống nho tím. Với diện tích 5 sào, bình quân cho năng suất hơn 1 tấn quả/sào/vụ, tổng thu nhập trên 250 triệu đồng/năm, trừ chi phí lãi 200 triệu đồng/năm, gia đình anh Vương có cuộc sống sung túc hơn. Anh Vương cho biết, trước đây gia đình có trồng giống nho đỏ nhưng chi phí cao, giá cả bấp bênh nên anh quyết định chuyển sang đầu tư làm giống nho tím. Anh Vương chia sẻ: “Kể từ khi làm giống nho tím tôi rất khỏe. Mỗi sào nho tím chỉ cần 10 công lao

Bão số 1 tàn phá nông nghiệp các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng nặng nề

Bão số 1 tàn phá nông nghiệp các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng nặng nề Không gây thiệt hại lớn về người, nhưng bão số 1 đã tàn phá nặng nề SX nông nghiệp các tỉnh vùng ĐBSH, nhất là các vựa cây ăn quả. Trong khi đó, hàng trăm nghìn ha lúa mới cấy đang nguy kịch. Nhãn rụng như vãi thóc Năm nay, vựa nhãn lồng Hưng Yên được mùa lớn. Theo bà Đoàn Thị Chải, PGĐ Sở NN-PTNT Hưng Yên, dự tính từ ngày 10/8 tới đây, vùng nhãn sẽ bước vào vụ thu hoạch chính. Tuy nhiên, khi miếng cơm chưa kịp tới miệng người trồng nhãn thì cơn bão số 1 đã cướp trắng của họ. Tại vùng nhãn lồng nổi tiếng xã Thủ Sỹ (huyện Tiên Lữ), nhãn rụng như vãi thóc. Vùng nhãn Hưng Yên rụng như vãi thóc Ông Đào Văn Cấn ở xã Thủ Sỹ nhìn vườn cây vừa bật gốc, quả vương vãi dưới gốc như mếu cho biết: Nhà tôi trồng hơn một mẫu, năm nay nhãn được mùa nên dự tính sơ sơ tôi thu về khoảng 10 tấn, nhưng bây giờ ước rụng hết 3 tấn rồi. Tôi tính khoảng ngày 1/8 này sẽ cắt ít nhãn sớm bán, nhưng b

9 bí quyết sản xuất rau màu trong mùa mưa

9 bí quyết sản xuất rau màu trong mùa mưa Một số tỉnh vùng ĐBSCL và miền Đông Nam bộ đã làm tốt khâu chuyển dịch cây trồng từ sản xuất 3 vụ lúa thành 2 vụ lúa xen canh với một vụ rau màu. ảnh minh họa Trong những năm gần đây một số tỉnh vùng ĐBSCL và miền Đông Nam bộ đã làm tốt khâu chuyển dịch cây trồng từ sản xuất 3 vụ lúa thành 2 vụ lúa xen canh với một vụ rau màu đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao, đồng thời có tác dụng cải tạo đất và cách ly nguồn sâu bệnh hại, đặc biệt là dịch rầy nâu. Tuy nhiên, do trái vụ, thời tiết các tháng mùa mưa thường gây bất lợi, các loại rau màu thường rất mẫn cảm với nhiệt độ và ẩm độ không khí, vì vậy vào mùa mưa nhiệt độ và ẩm độ thường rất cao gây trở ngại cho việc phát triển của cây trồng như ra hoa, đậu trái, năng suất thường không cao. Đặc biệt khi độ ẩm, nhiệt độ cao thường là điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, gây tổ

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 25 - 31/7)

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 25 - 31/7) Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 5 - trưởng thành. Trong thời gian tới mật độ rầy sẽ tăng cao do rầy trường thành di chuyển từ những diện tích lúa HT 1. Trên lúa a) Các tỉnh phía Bắc - Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non tiếp tục nở và gây dảnh héo diện hẹp trên mạ và lúa giai đoạn làm đòng. - Sâu cuốn lá nhỏ: Trong điều kiện thuận lợi sâu non lứa 5 sẽ tiếp tục phát sinh mật độ cao, trên diện rộng và gây hại lúa HT thời kỳ cuối đẻ nhánh - làm đòng, lúa vụ mùa thời kỳ đẻ nhánh - cuối đẻ nhánh. Đặc biệt ở lứa 5 có thể có hiện tượng gối lứa do đó thời gian gây hại của sâu non kéo dài. - Rầy nâu, rầy lưng trắng: Rầy tuổi 1, 2 tiếp tục nở và gây hại trên diện hẹp trong thời gian tới trên lúa ở giai đoạn phân hóa đòng - làm đòng. - Ốc bươu vàng: Tiếp tục gây hại mức độ hại trung bình, hại nặng trên những ruộng bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh khu vực gần ao hồ, đầm lầy chưa được phòng trừ kịp thời. - Châu chấu tr

Trồng nông sản an toàn bằng công nghệ cao

Trồng nông sản an toàn bằng công nghệ cao Thời gian gần đây, xu hướng trồng rau an toàn ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc đầu tư, chăm sóc rau sạch lại mất rất nhiều chi phí và công sức, nhất là phải đối phó với sâu bệnh. Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ cao vào trồng rau sạch đang được nhiều nơi nghiên cứu, triển khai. Làm nông không tốn sức TS Cao Đình Hùng, người có nhiều công trình nghiên cứu về khoa học nông nghiệp khi đang du học ở nước ngoài cho biết, mặc dù ngành nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tại Việt Nam đã có, nhưng hiện nay vẫn chưa phát triển kịp so với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và còn lạc hậu so với châu Âu và các nước tiên tiến khác. Chẳng hạn, Việt Nam đã phải nhập khẩu công nghệ tưới nước nhỏ giọt từ Israel, công nghệ hạt giống nhân tạo từ Australia và công nghệ thủy canh từ Nhật Bản. Bên cạnh đó, ngành NNCNC của Việt Nam còn nhiều yếu kém nên công sức lao động phải bỏ ra rất lớn, năng suất nông sản rất thấp, hiệu quả k

Nông nghiệp tìm cách lấy lại đà tăng trưởng

Nông nghiệp tìm cách lấy lại đà tăng trưởng Hàng năm đóng góp gần 20% GDP cả nước, nhưng trong 6 tháng đầu năm nay, lần đầu tiên lĩnh vực nông lâm thủy sản lại chứng kiến sự tăng trưởng âm 0,18%. Điều này cho thấy, ngành được coi là “trụ đỡ” của nền kinh tế đất nước đang có dấu hiệu bất ổn. Làm cách nào để 6 tháng cuối năm lấy lại đà tăng trưởng là bài toán được đặt ra với ngành nông nghiệp. Xâm nhập mặn xảy ra nghiêm trọng tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: TTXVN   Tình trạng xâm nhập mặn xảy ra nghiêm trọng tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên hạn hán gay gắt trên diện rộng đã làm nhiều diện tích gieo trồng không thể sản xuất do thiếu nước. Thiệt hại nặng nề do thiên tai, đã dẫn đến tăng trưởng giảm. Chỉ tính riêng vụ lúa Đông Xuân cả nước đã giảm hơn 1,3 triệu tấn so với vụ Đông Xuân năm 2015. Ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt đánh giá, trồng trọt bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi biến đổ

Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (18.07.2016)

Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (18.07.2016)   Ở các tỉnh thành phía Nam, rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 3 - 4. Tuy nhiên trên các trà lúa giai đoạn đòng - trỗ có thể có nhiều lứa rầy gối nhau, nếu phòng trừ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa.   1. Trên lúa a) Các tỉnh phía Bắc - Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non tiếp tục nở và gây dảnh héo diện hẹp trên mạ và lúa. - Sâu cuốn lá nhỏ: Tiếp tục gây hại ở mức độ nhẹ do đang ở cuối lứa 4. Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 tiếp tục nở, sâu non tuổi ra rộ khoảng từ 20/7. Sâu non lứa 5 có khả năng phát sinh mật độ cao, trên diện rộng và gây hại trên lúa hè thu thời kỳ cuối đẻ nhánh - làm đòng, lúa vụ mùa thời kỳ đẻ nhánh - cuối đẻ nhánh làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của lúa. Đặc biệt ở lứa 5 có thể có hiện tượng gối lứa do đó thời gian gây hại của sâu non sẽ kéo dài. - Ốc bươu vàng: Tiếp tục gây hại mức độ hại trung bình, hại nặng trên

Nông dân điêu đứng vì lúa chết non

Nông dân điêu đứng vì lúa chết non Gần 20 ha lúa 11 ngày tuổi ở “Cánh đồng liên kết” ấp 4 (Mỹ Thành Bắc, Cai Lậy, Tiền Giang) bỗng dưng bị héo lá rồi chết hàng loạt khiến nông dân điêu đứng. Người dân “tố” rằng lúa chết là do sản phẩm phân bón Lio Thái kém chất lượng. Nông dân Nguyễn Hoàng Anh, ấp 4, xã Mỹ Thành Bắc trồng 1 ha lúa OM 5451 cho biết: “Lúc đầu lúa phát triển bình thương, khi được 11 ngày tuổi tôi bón phân Lio Thái và sau đó vài ngày thì cây lúa có biểu hiện đỏ hoe rồi chết dần. Bây giờ lúa 20 ngày tuổi chỉ còn lưa thưa và cũng chết từ từ”. Gần đó, hộ ông Hà Văn Ngoan, xuống giống 1,8 ha lúa giống OM-5451 cũng chịu tình cảnh tương tự khi bón phân được vài ngày thì lúa héo từ từ rồi chết. Ông Ngoan bức xúc: “Từ khi gieo đến 11 ngày tuổi lúa vẫn xanh tốt bình thường nhưng sau khi bón phân Lio Thái vài ngày là lúa bắt đầu héo lá rồi chết từ từ. Sau đó, tôi dùng nhiều biện phát như rải vôi, xả nước vào để giải độc nhưng vẫn không

Người tiên phong trồng măng tây xanh tại miền núi

Người tiên phong trồng măng tây xanh tại miền núi Đến xóm Bôi Cả, xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi (Hòa Bình), cảm nhận đầu tiên của chúng tôi đó là sự thay đổi rõ nét về mặt đời sống vật chất của người dân. Nhiều hộ gia đình đã có của ăn của để do mạnh dạn đầu tư vào phát triển các mô hình sản xuất như: chăn nuôi lợn, trồng bí xanh, bí đỏ, và đặc biệt là mô hình trồng cây măng tây xanh. Mô hình này đã và đang đem lại thu nhập cao cho hộ trồng. Chúng tôi đã tìm đến người đầu tiên đưa măng tây về trồng tại xóm Bôi Cả là hộ gia đình anh Bùi Văn Nghĩa và chị Bùi Thị Phương. Sau khi nghiên cứu tìm hiểu nhiều loại cây trồng nhằm thay thế diện tích cấy lúa, trồng dưa hấu kém hiệu quả, tháng 7.2015, gia đình anh chị quyết định đưa giống cây măng tây xanh về trồng thử nghiệm trên diện tích 1ha tại đồng đất miền núi này.   Vườn măng tây của gia đình anh Nghĩa chị Phượng Để có được nguồn giống, anh phải liên hệ ra trường Học viện Nông nghiệ

Nho Ninh Thuận chật vật cạnh tranh nho Trung Quốc

Nho Ninh Thuận chật vật cạnh tranh nho Trung Quốc Giống nho mới NH01-152 (nho xanh) vừa trồng thử nghiệm tại Ninh Thuận đã xuất hiện nho "nhái" của Trung Quốc trên thị trường, giống tới 90%. Giống nho bị lão hoá, phương thức canh tác lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa tốt,… là những nguyên nhân làm cho việc xây dựng thương hiệu khó khăn của nho Ninh Thuận. Khó phân biệt nho Trung Quốc giả danh Theo khảo sát của phóng viên, tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, mỗi đêm một vựa trái cây tiêu thụ trung bình 500 kg - 1 tấn nho Trung Quốc, với mức giá 10.000-15.000 đồng/kg. Trong khi đó, nho Ninh Thuận chính hiệu tại vườn chỉ có 4.000-10.000 đồng/kg. Anh Nguyễn Văn Lưu, chủ một vựa trái cây ở chợ này cho biết, các loại nho Trung Quốc có sức tiêu thụ mạnh. Thời gian gần đây nho đỏ Trung Quốc đã có kích thước và hình dáng gần giống như nho Ninh Thuận, người mua sẽ khó lòng phân biệt. Đặc biệt là loại nho xanh giống đến 90%, nên nhiều tiể

phá rừng trồng sim dại

phá rừng trồng sim dại Anh nông dân Phan Thanh Nhàn ở Quảng Bình đã làm một việc ngược đời là... phá hàng chục ha rừng keo để trồng cây sim dại. Việc làm trồng sim hoang dại của anh Nhàn được nhiều người đánh giá là “điên” nhưng trò chuyện với anh chúng tôi mới biết, cái sự “điên” đó chứa đựng những tính toán kỹ càng về một hướng làm giàu mới lạ… Phá keo trồng sim Về xã Quảng Tiến, hỏi nhà nông dân Phan Thanh Nhàn ai cũng biết. Không chỉ vì anh là một nông dân sản xuất giỏi có tiếng ở địa phương mà mới đây, anh đã có “phát kiến” mới, đó là phá keo để trồng sim. Năm nay vừa bước vào tuổi 40, nhưng vợ chồng anh Nhàn đã có một cơ ngơi khá vững chắc nhờ siêng năng, cần cù, chịu thương chịu khó. Những năm 2000 – 2002, vợ chồng anh Nhàn bắt đầu mua đất, khai hoang để trồng rừng kinh tế. Sau nhiều năm quăng quật với những quả đồi trọc đá nhiều hơn đất, vợ chồng anh Nhàn đã gây dựng được một trang trại trồng rừng rộng hơn 15ha. Những năm gần đây, nhờ bán đ

Ngôi nhà kính trồng rau sạch hiện đại bậc nhất Việt Nam

Ngôi nhà kính trồng rau sạch hiện đại bậc nhất Việt Nam Với diện tích 1,5ha, áp dụng công nghệ trồng rau sạch hiện đại bậc nhất Việt Nam, khu nhà kính tại Tam Đảo này đang là một trong những trung tâm sản xuất nông sản sạch hàng đầu, cung ứng tối đa gần 1 tấn rau/ngày. Độc đáo mô hình trồng rau sạch đến nỗi có thể ăn luôn không cần rửa Nhắc đến thực phẩm sạch, một trong những khái niệm được quan tâm hàng đầu chính là rau sạch. Cùng với sự gia tăng ô nhiễm đất, nước, không khí thì dù không sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, rau xanh vẫn có nguy cơ nhiễm độc rất cao. Chưa kể các yếu tố nấm, sâu bệnh trong điều kiện môi trường bình thường cũng có thể gây hại cho rau và gián tiếp tác động xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Nắm bắt nguyên lý này, mô hình trồng rau trong nhà kính đang ngày càng được nhân rộng. Một trong số những nhà kính quy mô, hiện đại nhất Việt Nam hiện đang nằm tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc).   Hệ thống nhà kí