Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2017

Nguyên nhân hàng trăm tấn dứa thối bất thường không phải do sâu bệnh

Nguyên nhân hàng trăm tấn dứa thối bất thường không phải do sâu bệnh   Qua kiểm tra thực địa, lấy mẫu điển hình, Sở NN-PTNT Lào Cai khẳng định, nguyên nhân gây ra hiện tượng trên không phải do sâu bệnh hay hạn hán Trao đổi với PV NNVN, ông Nguyễn Xuân Nhẫn, PGĐ Sở NN-PTNT Lào Cai cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân và báo chí, đơn vị này đã cùng đại diện Sở TN-MT, lãnh đạo huyện Mường Khương, xã Bản Lầu đi kiểm tra thực tế. Thu mua dứa thối tại xã Bản Lầu Qua kiểm tra thực địa, lấy mẫu điển hình, Sở NN-PTNT Lào Cai đã xác minh toàn bộ diện tích dứa, chè, rau màu, lúa mạ có biểu hiện cháy lá, khô quả. Bước đầu, có thể khẳng định, nguyên nhân gây ra hiện tượng trên không phải do sâu bệnh hay hạn hán. Điều đặc biệt, những diện tích này lại tập trung chủ yếu ở khu vực xung quanh nhà máy luyện kim màu Tứ Đỉnh, tại thôn Km 15, xã Bản Lầu. Về vấn đề này, trong sáng 20/3, Sở NN-PTNT đã có báo cáo kết quả xác minh vụ việc gửi lên

Bến Tre: Nghịch cảnh xứ dừa không thể sống nhờ cây dừa

Bến Tre: Nghịch cảnh xứ dừa không thể sống nhờ cây dừa Người dân Bến Tre làm nông từ cây dừa nhưng sống bằng nghề khác như đi nơi khác để lao động, đi làm công nhân, bởi 5.000m2 đất cho thu nhập từ dừa không bằng một lao động làm trong khu công nghiệp. Ngày 15/3, tại Sở Công Thương, ông Võ Thành Hạo, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các sở, ban ngành cùng họp bàn về chương trình phát triển ngành dừa của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020. Làm thế nào nâng cao thu nhập cho người trồng dừa, để người nông dân không bỏ cây dừa là vấn đề được quan tâm. Người dân trồng dừa nhưng không sống bằng dừa Người dân Bến Tre làm nông từ cây dừa nhưng sống bằng nghề khác như đi nơi khác để lao động, đi làm công nhân. 5.000m2 đất cho thu nhập từ dừa không bằng một lao động làm trong khu công nghiệp. "Giá trị lợi nhuận cây dừa đem lại không cao bằng những loại cây khác. Ví dụ, giá trị của cây dừa đem lại lợi nhuận khoảng 59 triệu đồng/

Tỏi Lý Sơn được mùa, được giá

Tỏi Lý Sơn được mùa, được giá Mặc dù thời tiết không thuận lợi, đầu vụ sâu bệnh gây hại, nhưng nhờ sự chăm sóc của nông dân nên đến thời điểm thu hoạch năm nay, cây tỏi ở Lý Sơn không những được mùa mà còn được giá khiến người nông dân rất vui mừng. Cây tỏi ở Lý Sơn bắt đầu được trồng vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch năm trước và thu hoạch vào đầu tháng 2 năm sau. Nhân lúc thời tiết nắng ấm, người trồng tỏi đang tập trung thu hoạch vụ tỏi Đông Xuân 2016-2017 này. Năm nay, huyện đảo Lý Sơn trồng khoảng 310ha tỏi. Sau 4 tháng trồng, bước vào tháng 2 âm lịch là đến mùa thu hoạch tỏi của nông dân huyện đảo Lý Sơn. Hiện nay, thời tiết trên đảo khá thuận lợi nên nông dân đang khẩn trương tập trung ra đồng thu hoạch rộ vụ tỏi Đông Xuân 2016-2017.   Tỏi Lý Sơn   Ông Lê Phong, xã An Hải cho biết, năm nay cũng như mọi năm, gia đình trồng 4 sào tỏi. Đầu vụ, do thời tiết mưa nhiều nên cây tỏi bị sâu bệnh gây hại gây nguy cơ mất mùa. Tuy nhiên,

Bộ Nông nghiệp Mỹ hạ dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam

Bộ Nông nghiệp Mỹ hạ dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam USDA giảm 3,6% dự báo kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam xuống 5,6 triệu tấn trong năm nay.   Hoạt động xuất khẩu gạo của Ấn Độ và Việt Nam, hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, có thể sẽ không đạt kỳ vọng do nhu cầu yếu và cạnh tranh gia tăng từ Trung Quốc, đó là bình luận trong một báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). USDA giảm 3,6% dự báo kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam xuống 5,6 triệu tấn trong năm nay do thương mại với thị trường Đông Nam Á và châu Phi giảm. Cùng với đó, cơ quan này cũng dự báo xuất khẩu gạo của Ấn Độ năm nay có thể giảm 300.000 tấn xuống 10 triệu tấn "do tăng trưởng chậm lại và cạnh tranh gay gắt tại Tây Phi", qua đó ngang với mức xuất khẩu dự kiến của Thái Lan. USDA dự báo xuất khẩu gạo của Trung Quốc sẽ tăng hơn gấp đôi từ 225 nghìn tấn lên 500 nghìn tấn nhờ doanh số ở Đông Á và Tây Phi tăng lên. Với việc hạ dự báo, Ấn Độ

Gừng “gió” – Cây trồng triển vọng của đồng bào Cor

Gừng “gió” – Cây trồng triển vọng của đồng bào Cor   Ở vùng cao Tây Trà (Quảng Ngãi), gừng “gió” là loại cây cho hiệu quả kinh tế cao. G ừng “gió” chỉ mọc và phát triển được ở nơi cao thoáng, nơi có những luồng gió tạt ngang (eo gió).    Củ gừng gió. Ảnh minh họa: Internet Gừng "gió" có rất nhiều công dụng. Nó trị được bệnh chướng bụng đầy hơi, sổ tả… Khi đau chỉ cần đào ít củ vùi dưới tro chừng ít phút rồi đem ra rửa sạch ăn với muối là ngớt cơn đau ngay. Trong các món ăn hằng ngày có thịt, cá người dân cũng hay dùng nó làm gia vị; nếu thiếu là coi như mất ngon. Đặc điểm của loại gừng này là dễ trồng, giâm đâu mọc đó, ít tốn công chăm sóc. Thời gian trồng ngắn chỉ từ 6 đến 8 tháng là cho củ (thường thì từ tháng 3 đến tháng 9 hằng năm). Khác với gừng dưới xuôi, gừng miền ngược củ ra thành chùm, mỗi chùm nặng nửa ký trở lên. Sản phẩm sau thu hoạch được thương lái mua với giá rất ca

Nhân rộng mô hình chuyển đổi cây trồng cạn

Nhân rộng mô hình chuyển đổi cây trồng cạn Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết, tỉnh đã ứng dụng thành công công nghệ tiên tiến tưới nước tiết kiệm trên diện tích đất lúa kém hiệu quả. Vì thế, thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này nhằm góp phần ổn định sản xuất, bảo vệ môi trường và tăng thêm thu nhập. Theo ông Phan Trọng Hổ, dự kiến từ năm 2017 – 2020 tỉnh sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh phát triển cây giống, nhất là giống các cây trồng cạn có triển vọng cao. Cùng với đó, tỉnh sẽ phối hợp với các Viện nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp sản xuất cây giống mở rộng khảo nghiệm một số giống cây trồng có triển vọng tại vùng sinh thái và mở rộng liên doanh. Mặt khác, liên kết và tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất cây trồng cạn như ngô, lạc, vừng… Đồng thời, hoàn thiện quy trình sản xuất cây trồng cạn trên đất lúa phù hợp với đi

Mưa trái mùa, nhiều loại cây trồng nhiễm sâu bệnh

Mưa trái mùa, nhiều loại cây trồng nhiễm sâu bệnh Những tháng đầu năm 2017, thời tiết có những diễn biến bất thường, đó là nhiệt độ trung bình vụ Đông Xuân ấm hơn mọi năm, mưa trái vụ... đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất trồng trọt, đặc biệt là sản xuất lúa, cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm. Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 3/3. Theo đó, vụ Đông Xuân ấm, ít mưa ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển, đặc biệt việc ra hoa, thụ phấn của cây vải tại các tỉnh phía Bắc, nhất là đối với giống vải thiều Thanh Hà – giống chủ lực trong sản xuất vải hiện nay. “Năm nay, nhìn chung tổng thể ngành trồng trọt không bị ảnh hưởng nặng nề nhưng mưa trái mùa ở các tỉnh phía Nam đã tác động đến tất cả các vùng sản xuất từ đèo Hải Vân trở vào” – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá. Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, đối với cà phê, điều, 20% số lượng hoa trà đầu bị ảnh hưởng, nhưng rất may trong th